Phóng sanh được hiểu nôm na là phóng thích, tháo bỏ, giải cứu những sự gông cùng bắt nhốt…Việc phóng sanh không còn xa lạ gì với chúng đệ tử Phật ở tất cả các nước Phật giáo trên thế giới. Ngoài tinh thần nhân quả của nhà Phật, việc phóng sanh đã thể hiện lên giá trị cao đẹp về lòng từ bi của con người đối với muôn loài. Công đức của phóng sanh chiêu cảmsức mạnh cho một thế giới hòa bình, không binh đau chiến tranh loạn lạc. Sức mạnh ấy tạo thành một làn sóng từ trường, một xã hội mà ai cũng biết trân trọng và thương yêu nhau. Bởi lẻ một chúng sinh nhỏ bé ta còn từ bi không giết…thì huống chi đến sinh mạng của một con người…
THỌ MẠNG LÂU DÀI
Xã hội càng văn minh theo nhịp độ phát triển của thế kỷ hiện đại, thì có ai đảm bảo sức khỏe sẽ tốt hơn, tuổi thọ sẽ lâu hơn không? Bên cạnh đó, con người đang phải đối mặc với cơn bảo “hóa chất” từ thức ăn, thức uống…Tất cả nhanh như một sát na, con người dễ dàng mắc “đủ thứ bệnh” cũng chỉ vì chế độ ăn uống không phù hợp. Con người vốn dĩ sinh ra đã dung hòa với thiên nhiên, cơ cấu bộ máy làm việc của “bao tử” cũng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thiên nhiên (thực vật). Ăn Chay hay ăn mặn cũng chỉ giúp cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng để sống. Có lẽ sẽ không một ai, một loài nào chịu bị “xẻ thịt” mà không kêu la, chạy trốn, cho dù chỉ còn một cơ hội nhỏ nhoi để được sống và sinh tồn. Sự oán hờn, tức giận sẻ thấm vào xương thịt khi chúng ta sát hại chúng, con người ăn lâu ngày dần dần thêm sân hận và thù địch. Ăn chay tuy cũng vai mượn sự sống của thực vật, nhưng chúng không có “thức”, nghĩa là không có sân hận và oán hờn trong đó. Khoa học cũng đã chứng minh ngược lại với những người ăn mặn, ăn chay ích bệnh, nếu biết cách kết hợp chế độ ăn uống khi ăn chay, chắc chắn ta còn khỏe mạnh hơn người ăn mặn. Ăn chay tâm tánh thuần hòa, gần gủi thiên nhiên, sống thọ…Đó cũng là một hành động mỗi người đều chung tay cứu địa cầu, chan trãi lòng từ bi đến với muôn loài, muôn vật…
TIÊU TAI DIÊN THỌ
Nhắc đến Phật giáo thì phải nghĩ đến tinh thần nhân quả của nhà Phật. Trong kinh Nhân Qủa cũng đã đề cập khá rõ về vấn đề này, “gieo nhân nào, gặp quả nấy”. đời nay sát sanh hại vật…đời sau chết yểu bệnh nhiều, đời nay phóng sanh cứu kẻ khác…đời sau sống thọ, ích bệnh… Nhân quả không hề sai biệt giúp con người sống công bằng và thánh thiện hơn. Trong tích chuyện Phật giáo có kể về giai thoại của một vị sư phụ và chú đệ tử của mình, vị sư phụ tu hành chứng được Thánh quả biết được thọ mạng của đệ tử mình đã tận, liền cho chú về quê để thăm gia đình lần cuối. Trên đường về đi qua một dòng suối chảy, thình lình một tổ kiến to đang bị dòng nước cuốn trôi, không suy nghĩ chú liền cởi áo lao mình xuống dòng nước để vớt toàn bộ đàn kiến…Sau ba ngày về quê chú liền quay trở lại chùa với sư phụ. Vị sư phụ kinh ngạc vì đáng lẽ hai ngày trước đó chú đã chết vì tuổi thọ đã tận. Hành động từ bi cứu bầy kiến đã chuyển hóa số mạng của chú.
Ăn chay và phóng sanh trên tinh thần từ bi, gieo hòn công đức. Thiết nghĩ tự thân mỗi chúng ta đều chăm sóc hạt giống từ bi ấy thì hẵn cuộc đời này sẽ tươi đẹp và thánh thiện hơn. Không riêng gì Phật tử cứ mỗi dịp xuân về tết đến là nhiều người ăn chay. Ăn chay cũng là một phương pháp gián tiếp phóng sanh, để việc làm thêm ý nghĩa cho tôi và cho bạn sự bình an nơi tâm hồn…