Để đem lại thịnh trị và bình an cho một quốc gia, Đức Phật luôn quan tâm đến sinh hoạt và giáo dục một vị vua anh minh. Vì thế, trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sanh, Đức Phật vẫn luôn dành cho các vị vua sự hoằng hóa hết sức tâm huyết. Qua những lời giảng dạy của Ngài, những vị vua đều trở thành những bậc anh minh, trí ngộ, xây dựng đất nước thịnh trị, yên vui, thái bình.
Có thể nói rằng, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc luôn là ngày hội lớn vô cùng thiêng liêng trọng đại đối với toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam, bởi qua mỗi kỳ đại hội, Phật giáo nước nhà lại có thêm những sách lược, những định hướng thể hiện tầm nhìn trí tuệ, phù hợp với tình hình thực tiễn, tất cả được đưa ra bàn thảo công khai dân chủ để đi đến sự nhất quán trên tinh thần đoàn kết hòa hợp, từ cơ sở này, chất lượng phụng sự đạo pháp và dân tộc của Giáo hội ngày càng được nâng cao và hiệu quả.
Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài rất đắn đo là có nên đem giáo pháp truyền bá phổ độ chúng sinh hay không, bởi Ngài nhìn thấy rất rõ là cội rễ vô minh nơi con người rất sâu dày, khó nhận thấy được chân lý. Song chính sự chứng đạt chân lý của Đức Phật và chân lý ấy được biểu hiện rõ ràng sinh động qua hình ảnh và nếp sống của Đức Phật, qua trí tuệ, đạo đức, tâm đại từ bi cũng như qua phương pháp khai thị của Ngài, nên chánh pháp tối thượng mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn có thể tuyên bày.
Đạo Phật là đạo giác ngộ trên tinh thần tự lợi tự tha, khi hành giả tu hành được giải thoát, vượt lên trên những khổ đau phiền trượt thì mới có thể hoằng hóa lợi tha, giúp chúng sanh thoát khỏi vô minh phiền não, còn người bị trói buộc trong sanh tử luân hồi thì làm sao có thể cởi trói độ thoát cho người khác được. Chúng tôi cho rằng, 3 tháng hạ chính là khoảng thời gian vô cùng quý báu để người tu hành có điều kiện nhìn kỹ lại chính mình, phát hiện những hạn chế yếu kém của bản thân, từ đó thành tâm sám hối và nỗ lực tu hành thì phiền não hoặc nghiệp mới có thể dần dần đoạn diệt. Một buổi lễ rất đặc biệt diễn ra vào cuối khóa an cư, đó là ngày Tự Tứ.
Cùng với những thuận lợi hết sức cơ bản và những cơ hội vô cùng may mắn như đã nêu, Phật giáo Việt Nam ngày nay cũng phải đối mặt trước những thách thức chung của dân tộc. Thách thức lớn nhất Phật giáo đang phải đối mặt chính là sự cám dỗ đáng sợ của thế giới vật chất vô cùng dồi dào của thời hiện đại, mà khả năng khống chế dục vọng nơi bản thân người tu hành trong thời mạt pháp thì lại có giới hạn. Trong công tác hoằng pháp thì đây cũng là một thách thức lớn mà bản thân các nhà hoằng pháp buộc phải nỗ lực tu hành nhiều hơn nữa mới có thể vượt qua. Đối với quần chúng thì lối sống quen thụ hưởng cũng sẽ là một trở ngại trên bước đường học Phật.
Ngay trong lời dẫn cuốn sách, tác giả Paul Dahlke Ph.D đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của nhà bác học Einstein với một nhận định thâm trầm về Phật học: “Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ.