Lịch sử Phật giáo Bình Dương: Quyển sách của sự tâm huyết
Với tâm huyết và hoài bão biên soạn một cuốn sách tương đối hoàn chỉnh về lịch sự Phật giáo Bình Dương, ngày 10-8-2015 (Ất Mùi), Quyển sách Lịch sử Phật giáo Bình Dương đã được TT. Thích Huệ Thông cho xuất bản. Quyển sách được hình thành trên nền tảng của cuốn “Sơ thảo Phật giáo Bình Dương”, được trình bày theo trực thời gian từ thời sơ khởi Phật giáo có mặt ở Bình Dương trở đi và trên cái sườn Phật giáo đồng hành cùng dân tộc.
Nói về quyển sách Lịch sử Phật giáo Bình Dương, TT. Thích Huệ Thông cho biết: “Phật giáo Bình Dương trên dòng chảy của lịch sử Phật giáo Việt Nam, là một bộ phận khiêm tốn của Phật giáo nước nhà, vì nó gói gọn trong một địa phương nên thật sự khó thể nói nhiều hơn với những gì đáng có. Chính vì vậy mà trong ấn phẩm lần này, trong phần đầu sách, trước khi đi sâu vào chi tiết lịch sử và hình thành và phát triển của Phật giáo Bình Dương, chúng tôi có bổ sung thêm chươngại nước ta “Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trải qua các thời kỳ”, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về sự hiện diện của Phật giáo tại nước ta trong những giai đoạn trước khi du nhập vào vùng đất Thủ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng lấp dần những khiếm khuyết về các sự kiện lịch sử của các Thiền sư và các tự viện trên vùng đất này. Phần cuối sách, chúng tôi đặc biệt tâm đến những Phật sự và thành tựu của Phật giáo Bình Dương hòa cùng sự phát triển vượt bậc của đất nước trong những năm đầu, giai đoạn đầu của kỷ nguyên mới (từ năm 2000 – năm 2015).
Chư Tăng- Ni đón nhận quyển sách trong niềm hoan hỷ
Nhắc lại kỷ niệm thực hiện quyển sách, TT. Thích Huệ Thông nhắc lại: Viết lịch sử đã khó mà viết lịch sử Phật giáo còn khó hơn rất nhiều, bởi vì ngày trước các cụ khi viên tịch không ghi là chết năm bao nhiêu mà chỉ để niên hiệu nên người viết sử phải dựa vào chứng tích đó để tra lịch. Thêm vào đó người tu hành có thể có nhiều dòng kệ nên đối chiếu đòi hỏi phải vừa chính xác vừa mang tính hợp lý. Còn một trở ngại nữa là trong những tư liệu hiếm hoi để lại nhưng khi đi xác minh thực tế lại không đúng, bởi vì một số người viết ngày trước đã không đi thực tiễn mà chỉ viết qua lời kể. Tuy nhiên, trong cái khó lại có nhiều điều hết sức thú vị và kỳ bí diễn ra. Nhắc đến đây, TT. Huệ Thông nhớ lại, đó là vào một buổi trưa đứng ngọ tại chùa Sắc Tứ Thiên Tôn đã diễn ra một sự huyền diệu. Những vị Hòa thượng ở chùa Sắc Tứ Thiên Tôn thuộc dòng Chúc Thánh, liên quan đến Ngài Chánh Đắc. Lúc đó, TT. Huệ Thông đang cần đối chiếu về cột mốc thời gian của các vị Hòa thượng của chùa nên vội vả lấy xe chạy đến bất kể trời nắng như đổ lửa, lúc ấy đúng lúc 12 giờ trưa. Khi thầy vừa lấy cây gạt nhẹ miếng rong riêu bám trên bia đá để ghi lại tư liệu, vừa ghi xong thì bài vị rớt xuống đất vở nát. Do tháp các cụ làm bằng bả đường rồi trộn với vôi mà tô chứ không có xi măng nên không tồn tại được lâu dài. Lúc ấy Thầy tự nhủ, may mà các Hòa thượng còn thương chứ nếu trễ hơn chút nữa thì lại mất dấu của các Hòa thượng rồi!
Đặc biệt, quyển sách Lịch sử Phật giáo Bình Dương ra đời đúng vào dịp Phật giáo tỉnh nhà bước vào ngày mãn hạ PL.2559. Tăng, Ni tỉnh nhà đã hoan hỷ đón nhận nguồn tư liệu vô giá từ quyển sách.
TT. Huệ Thông chia sẻ: “Hơn mười năm qua, thâm tâm chúng tôi vẫn luôn ấp ủ hoài bão là sẽ cố gắng biên soạn một cuốn sách tương đối hoàn chỉnh về lịch sử Phật giáo Bình Dương. Dòng thời gian là vô tận, thế hệ sau sẽ nối tiếp thế hệ trước, hy vọng với những gì đang có, thế hệ sau sẽ làm rạng rỡ thêm những trang sử Phật giáo Bình Dương trên cả hai phương diện tu tập giải thoát và hoằng pháp độ sanh, trong đó chúng tôi rất mong lớp Tăng Ni trẻ sẽ không quên công tác lưu giữ, bảo tồn, sưu tầm và biên soạn, nhằm phát huy nguồn tư liệu lịch sử Phật giáo tỉnh nhà”.
Quả là sự ra đời của quyển sách quả là niềm vui mừng của Tăng Ni tỉnh nhà, bởi nó bao hàm nhiều ý nghĩa, vừa là kho cất giữ bảo tồn nguồn tư liệu quý hiếm về lịch sử Phật giáo tỉnh nhà. Ở đó còn là bài học sinh động và bổ ích để các thế hệ Tăng Ni mai sau noi gương tiền nhân trên bước đường tu hành giác ngộ giải thoát, nhập thế độ sanh.