12/ Ai là người cúng dường bữa ăn cuối cùng trước khi đức Thế Tôn nhập Niết Bàn?
Ông Thuần Đà đã cúng dường bữa ăn cho đức Thế Tôn lần sau cùng trước khi đức Phật nhập Niết Bàn.
III/ PHẦN III: KINH TỤNG
13/ Công phu chiều tụng kinh gì? Hãy đọc một đoạn của bài kinh A Di Đà?
Theo nghi thức thiền gia, công phu chiều tụng kinh A Di Đà, Hồng Danh Bửu Sám và Mông Sơn Thí thực.
Kinh A-di-đà : “ Như thị ngã văn , Nhứt thời Phật tại Xá vệ quốc, Kỳ thọ Cấp …...”
14/ Hãy tụng một đoạn trong bài tựa chú Lăng Nghiêm?
“ Diệu trạm tổng trì bất động tôn….”
15/ Giới tử hãy viết lại thuộc lòng bài chú Nại Mo? Hãy cho biết bài chú này đọc khi nào trong ngày?
“ Án nại mo bo cót ngò ti…. bó lý bó lý tó bò ho”. Bài chú này được đọc sau quá đường cháo.
16/ Hãy viết lại đoạn kinh “ Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả…. xưng kỳ danh hiệu, tức đắc thiển xư”. Hãy cho biết đoạn kinh trên thuộc bài kinh nào ?
“Nhược hữu trì thị Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả, thiết nhập đại hỏa, hỏa bất năng thiêu, do thị Bồ Tát oai thần lực cố. Nhược vị đại thủy sở phiêu, xưng kỳ danh hiệu tức đắc thiển xứ”.
Đoạn kinh trên thuộc bài kinh Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.
17/ Theo quan điểm Nam truyền, bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết tại Vườn Nai độ năm anh em Kiều Trần Như là bài kinh gì? Nội dung bài kinh là gì?
Theo quan điểm Nam truyền, bài kinh đầu tiên đức Phật thuyết tại Vườn Nai là bài kinh “ Chuyển Pháp Luân”, nội dung của bài kinh này là “ Tứ Diệu Đế”.
18/ Hãy đọc một đoạn trong bài kinh Hồng Danh Bửu Sám.
“ Đại từ Đại bi mẫn chúng sanh….”
IV. GIÁO LÝ.
19/ Bát Khổ là gì? Hãy kể tên từng chi phần của Bát Khổ?
Bát khổ là 8 loại khổ trong Khổ đế, đó là : sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, và ngủ ấm xí thạnh.
20/ Hãy kể rõ từng chi phần của 37 phẩm trợ đạo?
Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Chánh Đạo.
21/ Thập nhị nhơn duyên là gì? kể rõ từng chi phần?
Thập nhị nhơn duyên tức là mười hai điều kiện có hình cách hỗ trợ cho một Nhân Duyên hội đủ phương tiện để đi đến kết quả là hình thành một chúng sanh hữu tình ở kiếp vị lai.
Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, diệt.
22/ Bát Chánh Đạo là gì? Kể tên từng chi phần của Bát Chánh Đạo?
`Chánh kiến, Chánh Tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
23/ Tam đề Ngũ quán là gi ? Hãy kể tên từng chi phần của Tam đề, Ngủ quán?
Tam đề, Ngũ quán là ba đề mục và 5 điều cần phải suy nghiệm và quán tưởng trong khi lên quá đường cháo hay quá đường trưa.
Tam đề: Nguyện đoạn nhất thiết ác, Nguyện tu nhất thiết thiện, Nguyện độ nhất thiết chúng sanh.
Ngũ quán: Nhất kế công đa thiểu lượng bĩ lai xứ, Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng, Tam phòng tâm ly hóa tham đẳng vi tông, Tứ chánh sự lương dược y liệu hình khô, Ngũ vi thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực.
24/ Thất giác chi còn gọi là gì? Kể từng chi phần của Thất giác chi?
Thất giác chi còn gọi là Thất bồ đề phần, gồm có : Trạch pháp giác chi- Niệm giác chi- Tinh tấn giác chi- Hỷ giác chi- Khinh an giác chi- Định giác chi- Xả giác chi.
V/ LUẬT.
25/ Sa di có mấy nghĩa? Kể ra? Giải thích?
Tiếng Phạn gọi là Sa di, Trung Hoa dịch là: “Tức Từ” nghĩa là đình chỉ mọi việc ác, thi hành từ bi, đình chỉ sự ô nhiễm của thế tục mà từ bi tế độ chúng sanh. Cũng dịch là “ Cần Sách” nghĩa là siêng năng, tinh cần, cố gắng tu tập. Cũng dịch là
“ Cầu Tịch” nghĩa là cầu sự vắng lặng.
Như vậy Sa Di có tất cả là 3 nghĩa: Tức Từ, Cần Sách, Cầu Tịch.
26/ Hãy nói về “ Ngủ đức Xuất gia”? Kể ra bằng âm Hán- Việt? Dịch nghĩa? Giải thích?
Kinh Phước Điền nói rằng Sa di nên biết 5 đức:
Âm
1. Nhứt giả phát tâm xuất gia hoài bội đạo cố.
2. Nhì giả huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố.
3. Tam giả cắt ái từ thân, vô thích mịch cố.
4. Tứ giả huỷ khí thân mạng, tôn sùng đạo cố.
5. Ngũ giả chí cầu đại thừa vị độ nhơn cố.
Nghĩa:
1. Một là phát tâm xuất gia, vì đeo mang đạo.
2. Hai là bỏ thân hình tốt đẹp nơi thân vì hợp với pháp phục.
3. Ba là dứt ái từ thân, vì không đoái hoài.
4. Bốn là gát bỏ thân mạng vì tôn trọng đạo pháp.
5. Năm là chí cầu đại thừa vì độ chúng sanh.
27/ Đọc bài kệ triển bát ( mở bát)
Như Lai ứng lượng khí
Ngã kim đắc phu triển
Nguyện cộng nhất thế chúng
Đẳng tam luân không tịch.
Án tư ma ma ni sa ha.
28/ Hãy đọc một đoạn trong Qui Sơn Cảnh Sách: “ Phù xuất gia giả…hư triêm tín thí” ( lưu ý là viết cả âm và nghĩa).
Phần âm.
Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục.
Thiệu long Thánh chúng, chấn nhiếp ma quân
Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu.
Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân
Ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí”
Phần dịch nghĩa
Luận người xuất gia, bước khỏi thường phương, tâm hình thoát tục
Nối thạnh dòng Phật, chóng dẹp bầy ma
Dùng trả bốn ân, cứu giúp ba loại
Bằng chẳng dường ấy, tăng tục lẩn lộn
Lời nết thưa thớt, tốn hao của tín thí
29/ Hãy đọc một đoạn trong Kinh Di giáo: “ Nhữ đẳng Tỳ kheo…..vô vị thử giả”( lưu ý là cả âm và nghĩa).
Âm
“Nhữ đẳng Tỳ kheo, ư ngã diệt hậu đương tôn trọng trân kính Ba-La-Đề-Mộc-Xoa, như ám ngộ minh, bần nhơn đắc bảo. Đương tri thử tắc thị nhữ đẳng Đại sư, nhược ngã trụ thế, vô dị thử dã”.
Nghĩa
“Tỳ kheo các ông ! Sau khi ta nhập diệt, phải tôn trọng quí kính Ba La Đề Mộc Xoa ( giới luật), như đêm tối gặp ánh sáng, như người nghèo gặp của báu. Phải biết pháp này là thầy của các ông, dù ta có trụ ở đời cũng không khác pháp này vậy”
30/ Hãy đọc bài kệ nghe chuông ? ( âm và nghĩa).
Âm
Văn chung thinh, phiền não khinh
Trí huệ trưởng, Bồ đề tăng
Ly địa ngục, xuất quả khanh
Nguyện thành Phật độ chúng sanh.
Án dà ra đế da sa ha.
Dịch nghĩa
Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ,
Trí tuệ lớn, bồ đề sinh
Lìa địa ngục, ra hầm lửa
Nguyện thành Phật, độ chúng sanh .
31/ Hãy kể mười giới tướng của Sa di? ( âm, nghĩa).
1. Bất sát sanh.
Không sát sanh.
2. Bất đạo.
Không trộm cắp.
3. Bất dâm.
Không dâm dục.
4. Bất vọng ngữ.
Không nói dối.
5. Bất ẩm tửu.
Không uống rượu.
6. Bất trước hương huê man, bất hương đồ thân.
Không đeo tràng hoa thơm, không dùng dầu thơm thoa lên mình.
7. Bất ca vũ xướng kỳ, bất vãng quan thính.
Không ca xướng múa hát, cũng chẳng đến nghe xem.
8. Bất tọa cao quảng đại sàng.
Không ngồi nằm giường lớn, cao rộng.
9. Bất phi thời thực.
Không ăn phi thời.
10. Bất tróc trì sanh tượng, kim ngân, bảo vật.
Chẳng cầm giữ đồ sanh tượng, vàng bạc vật báu.
32/ Sa di có bao nhiêu oai nghi? Hãy cho biết Kính Đại Sa môn, Tùy sư xuất hành, Tùy chúng thực là những thiên oai nghi thứ mấy?
Sa di có 24 Thiên Oai nghi. Trong đó, Kính Đại Sa môn là thiên oai nghi thứ nhất, Tùy Sư xuất hành là thiên oai nghi thứ ba, Tùy chúng thực là thiên oai nghi thứ 5.
33/Hãy đọc đoạn vô đầu của Thiên oai nghi thứ nhất bằng chữ âm, và sau đó dịch nghĩa?
ÂM
Kính Đại sa môn đệ nhất : Bất đắc hoán đại sa môn tự, bất đắc đạo thính đại sa môn thuyết giới, bất đắc chuyển hành thuyết đại sa môn quá, bất đắc tọa kiến đại sa môn quá bất khởi..”
NGHĨA
Chẳng đặng kêu tên bậc sa môn lớn, chẳng đặng lên nghe bật sa môn lớn nói chuyện, chẳng đặng đem nói lỗi bậc sa môn lớn, chẳng đặng ngồi thấy bậc sa môn lớn đi qua mà không đứng dậy.
34/ Y An đà hội còn gọi là y mấy điều? Hãy viết lại bài kệ đắp y An đà hội?
An Đà Hội còn gọi là y Ngũ Điêu, bài kệ đắp y ngũ điều như sau:
Thiện tai giải thoát phục Lành thay y giải thoát
Vô thượng phước điền y Y ruộng phước không trên
Ngã kim đảnh đới thọ Ta nay đầu đội chịu
Thế thế bất xả ly. Đời đời chẳng lìa bỏ.
Án tất dà da, ta bà ha. Án tất dà da, ta bà ha.
35/ Đọc từ : “Phật tiên chế luật….vô nhân khế ngộ” trong Quy Sơn Cảnh Sách ?
“Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông, quỹ tắc oai nghi, tịnh như băng tuyết. Chỉ trì tác phạm, thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương, cách chư ổi tệ. Tỳ ni pháp tịch, tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa, khởi năng chân biệt. Khả tích nhất sanh không quá, hậu hối nan truy, giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ”.
Lưu ý : Trên là 35 câu hỏi đại cương, giúp cho giới tử ôn lại kiến thức trước khi thọ giới, tuy nhiên khi ra đề thi khảo hạch, Ban tổ chức có quyền thay đổi các bài chú, kệ, thiên oai nghi hoặc kinh tụng trong chương trình học mà Ban Tổ chức đã thông báo.
VI/ LUẬN.
1. Hãy cho biết sự liên hệ giữa giới, định và huệ?
2. Hãy cho biết ý nghĩa của Tam Chuyển Pháp Luân?
3. Hãy cho biết lợi ích của việc gìn giữ giới luật trong đời sống tu tập ?