Ra khỏi sân bay, được hai người bạn vong niên ra đón rồi đưa đi ăn ở một quán ven thành, bà Hồng vẫn như còn ngơ ngác. Chuyến bay nhiều tiếng đồng hồ. Cảm xúc buồn vui chen lấn, xô đẩy nhau, những kỷ niệm thời xưa cũ… tất cả làm cho bà bồi hồi. Tâm trạng cứ như mơ ngủ khó mà tỉnh cho được. Bà không ngờ, mình phải trở về cố hương bằng sự ra đi như trốn chạy.
Lũ học sinh chúng tôi hồi nhỏ rất sợ mỗi khi đi ngang nhà ông Ái bởi ông bị cả làng gọi là “ông Ái điên”. Khổ, nhà ông gần trường nên ngày hai buổi đến trường là hai lần sợ. Ông hay cầm cái cây dài đuổi bọn học trò phá phách. Đương nhiên thôi bởi chúng phá vườn ông ghê quá. Không biết ba lo cho tôi vì sợ mà bỏ học hay sao nên hay nói: “Con đừng sợ, người ta bảo ông ấy điên vì ông toàn làm chuyện khác người chứ không hại ai cả đâu”.
Sáng sớm… sương mù giăng kín cả ngọn đồi. Cánh rừng thông lúc này trông giống như một tấm lụa trải dài. Tiếng suối róc rách chảy xuyên qua ghềnh đá. Tiếng thác nguồn theo hướng gió vọng về. Giữa thiên nhiên hùng vĩ ấy, một ngôi chùa cổ thấp thoáng bên lưng đồi heo hút. Khách muốn đến chùa, chỉ việc băng qua cây cầu đá nhỏ bắc ngang dòng suối…
Một biến cố “Kinh tâm động phách” cho giòng họ “Thú rừng” vùng núi Chợ Gành – Phú Tân – Tuy An thuộc Tỉnh Phú yên vào những tháng ngày mà âm hưởng đón mừng Đức Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất sơn hà lên ngôi Hoàng đế của Dân tộc Lạc Việt vẫn còn vang vọng: Một người đàn ông trạc độ 45 tuổi, bắp tay nổi gân cuồn cuộn; vai mang cung tên hình như là một gia sản bất ly thân của ông ta - Phải chăng ông ta sẽ mãi mãi là hung thần của muôn thú vùng nầy? Một người thợ săn mà chắc chắn tay nghề là cung nõ và những mũi tên nhọn hoắc…? Hình như quan lại huyện, xã, thôn, ấp đang mãi mê trong thú vui thanh bình nên mặc kệ những tên lạ mặt xuất hiện…
Có một chú tiểu đâu chừng mười ba tuổi thôi, mà đã bỏ chùa của thầy tổ lên tĩnh tu trên một ngọn núi cao, cao đến nỗi không ai nhọc công lên đến chỗ chú ở.
Tốt nghiệp Đại học Luật, nhà văn Nguyễn Đình Tú đã đeo đuổi sự nghiệp văn chương của mình bằng nhiều tác phẩm có giá trị, điển hình tiểu thuyết Lời Sám hối muộn màng được dựng thành phim. Bên cạnh nghiệp viết văn, tiểu thuyết, anh còn viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Hiện anh đang công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội tại Hà Nội. Trong loạt truyện ngắn của anh, BBT chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả tác phẩm Bên Bờ hư ảo, nói về hình ảnh của những người trẻ, đặc biệt là hình ảnh của Người Xuất gia trẻ tuổi với cách nhìn của một Nhà văn đến với Phật giáo. Rất mong sự đồng cảm và chia sẻ.