TPHCM: Sáng ngời gương đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Tối ngày, 04/11/2023 (21-9-Quý Mão), trong khuôn khổ Đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang ( 26/9 năm Quý Hợi – 26/9 năm Quý Mão), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm văn hóa với chủ đề “Tổ sư Minh Đăng Quang: khởi nguyên và sự truyền thừa”.
Chứng minh, tham dự lễ khai mạc có Hòa thượng Thích Giác Nhường- Thành viên HĐCM GHPGVN; Hòa thượng Thích Giác Toàn- Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện Trưởng viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ; cùng chư Tôn đức các Giáo đoàn, trụ trì các tịnh xá, Phật tử đồng tham dự.
Phát biểu chào mừng trước khi cắt băng khai mạc triễn lãm, Hòa thượng Thích Giác Toàn đã chia sẻ về cuộc đời và đạo hạnh của Tổ sư từ khi xuất hiện trên thế gian cho đến khi khuất bóng “cuộc đời có thể nói, thể hiện gương sáng, mà sinh ra đời mở mang giáo pháp của đức Phật cả đại thừa và Phật giáo Nam tông kinh và khi chứng ngộ ý pháp thuyền bát nhã ngài đã vân du cứu độ chúng sinh hạnh trì bình khất thực, trong 10 năm (1946 -1954 ) thì ngài vắng bóng, sự hiện thân của ngài mang nét đặc thù chỉ có riêng ở Tổ sư, ngài nhận thấy tinh hoa của Phật giáo đại thừa hơn 2000 năm và Phật giáo nam tông nguyên thủy tu tập hành đạo, có y có bát trì bình khất thực để sống cái đời trung đạo, trong suốt 10 năm ngài hiện hữu. Hạnh xuất gia, hành đạo và thọ nạn vắng bóng, thấu rỏ nhân quả là vậy,
cho nên chúng ta là con cháu được đi theo dấu chân ngài trong 10 năm (1954 – 1964 ) thì các trưởng lão đại đệ tử của Tổ, thành lập được 6 giáo đoàn Tăng, 01 giáo hội Ni và 3 hay 4 phân đoàn Ni chúng ta thấy cái đặc sắc đó, cho nên khi ngài vắng bóng 10 năm thì chùa có 25 ngôi tịnh xá, Tăng Ni thì 150 vị, mà bây giờ khi đất nước hòa bình thống nhất thì chúng ta có 500 ngôi tịnh xá”
“văn hóa Phật giáo Việt Nam là sự truyền thừa, để kết nối các nền văn hóa Phật giáo thế giới, đặc biệt được thể hiện qua các kiến trúc, pháp phục và kinh sách và tư liệu hình ảnh…từ đó chúng ta, những hậu thế có thể kết nối được với các bậc Tổ thầy, bằng các tư liệu trình bày triễn lãm hôm nay, từ nguồn tư liệu quý này các chư Tôn đức Tăng Ni, học giả, nhà nghiên cứu, cư sĩ Phật tử có tư liệu quý để học tập, ghi nhớ và hành trì theo hạnh nguyện mà Tổ đã trao truyền trong bộ sách Chơn lý và thực tế là tư liệu ảnh trưng bày tại đây”.
“Triển lãm
Chúc mừng triển lãm Tổ sư
Trăm năm phổ quá ánh từ quang xưa
Thân thừa kết nối thuyền đưa
Chơn lý chánh pháp bốn mùa bội xanh
Tăng Ni tứ chúng thạnh lành
Tứ quả thân chúng tâm linh nhiệm mầu”
Được biết, nhằm tưởng nhớ đến tứ đại trọng ân, Hệ phái khất sĩ, Pháp viện Minh Đăng Quang đã sưu tầm những hình ảnh Thầy tổ với thông điệp thiện lành mang giá trị truyền thống, nét đẹp tinh hoa, văn hóa trên tinh thần Phật giáo và dân tộc, Thượng tọa Thích Minh Liên- Trưởng ban văn hóa triển lãm cho biết, không gian triễn lãm khởi nguyên và sự truyền thừa được chia làm 7 khu bao gồm khu 1: Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời, khu 2 là tầm sư học đạo, khu 3: là hoằng pháp độ sinh, khu 4: là truyền đăng tục diệm, khu 5: là kiến lập đạo tràng, khu pháp bảo của đức Tổ sư Minh Đăng Quang và bút tích của đức Tổ sư Minh Đăng Quang,
đặc biệt thực hiện mô hình sa bàn “con đường Khất sĩ Tổ sư Minh Đăng Quang từ nơi căn nhà Tổ sư hiện thân vào đời rồi tổ sư sang campu chia tầm sư học đạo rồi trở về mũi nai Hà Tiên, núi Thất sơn rồi trở về Mộc Chơn để hoằng pháp độ sinh sau đó Tổ sư vân du các tỉnh miền Tây miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn nhưng dấu ấn sau cùng là tịnh xá Ngọc Quang và tổ đình Ngọc Viên ( Vĩnh Long ) và sau đó Tổ sư qua phà cái cồn để đến núi lửa tu tịnh.
Ngoài ra, để ghi lại lời giáo truyền của Tổ sư qua nét bút thư pháp được đặt trong hộp gỗ nặng khoảng 70kg làm di bảo có thể lưu lại tầng thờ Tổ sư, riêng phần truyền thừa bằng hình ảnh tại tầng giảng đường, được chia làm các không gian triễn lãm các giáo đoàn từ 1 đến 6 và Phật giáo Khất sĩ hải ngoại.
Quí Nguyễn Thường trực Ban biên tập