TPHCM: Giới trẻ sống lành mạnh từ nhờ ứng dụng Phật pháp

TT PG Bình Dương- Vừa qua, ngày 10/12/2022, tại Khoa Nhân Học-Phòng họp C501, Trường Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TPHCM đã diễn ra buổi diễn giải nằm trong diễn đàn Nhân Học Mùa Đông của khoa Nhân Học do Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Đạt đến từ Hà Lan sẽ có buổi chia sẽ với các bạn sinh viên khoa, các bạn nghiên cứu sinh và Tăng sinh đang làm đồ án tốt nghiệp….. với chủ đề: “Văn Hóa Phật Giáo của Giới Trẻ TPHCM”.

Giới trẻ sống lành mạnh từ nhờ ứng dụng Phật pháp

Bên cạnh một số hình thức sinh hoạt văn hóa, giải trí không lành mạnh thì việc có nhiều bạn trẻ tham gia, nghiên cứu về Phật học với một thái độ nghiêm túc, tích cực có thể xem là một tín hiệu đáng mừng.

Ngoài việc giúp cân bằng cuộc sống của bản thân thì những triết lý tích cực của nhà Phật như lòng từ bi bác ái, lòng hiếu thảo, nhân quả… cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách lành mạnh cho thanh thiếu niên. Và trong những ngày lễ của Phật giáo, các bạn trẻ lại náo nức tìm đến cửa Phật để thắp nén nhang, tụng kinh cầu chúc bình an cho cha mẹ, tĩnh tâm nhìn lại những gì đã qua, để có thể sống tốt hơn cho mình và cho mọi người

Giáo pháp của Đức Phật có rất nhiều nội dung rất thiết thực cho giới trẻ

Để biết, để học và thực hành giáo pháp, giới trẻ phải có điều kiện tiếp cận được giáo pháp. Con đường tiếp cận xảy ra trong môi trường nhà chùa và môi trường xã hội. Trong đó, môi trường chùa đóng vai trò quyết định. Phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng để giúp con em đến với môi trường chùa. Không có sự quan tâm của phụ huynh thì mọi giải pháp đều khó thực hiện. Sự thay đổi cách sinh hoạt của chùa là cần thiết để giới trẻ được đến chùa sinh hoạt, tu học. Bên cạnh sự nỗ lực của chư Tăng Ni, các phụ huynh có trách nhiệm hướng con em về chùa.

Nhiều chùa nỗ lực tạo điều kiện cho giới trẻ vui chơi tu học nhưng chưa thành công vì lý do gọi là “kém hấp dẫn”. Đến với Phật giáo là đến với con đường hướng thượng nên bao giờ cũng cần cái tâm tu học và sự nỗ lực nhiều hơn. Để giới trẻ đến với Phật giáo, không có giải pháp hữu hiệu nào mà không có sự trợ duyên của phụ huynh. Cũng như để trẻ đến trường, không có giải pháp bắt buộc nào bằng sự bắt buộc của phụ huynh. Vì Phật giáo mang tính tự nguyện nên khi nào phụ huynh ý thức được giá trị tu học Phật pháp thì khi ấy giới trẻ sẽ đến chùa tu học đông đảo.

Nhiệm vụ của Phật giáo với thanh thiếu niên

Phật giáo không hề đứng ngoài những vấn nạn của xã hội. Thực tế trong nhiều năm qua, Phật giáo đã có nhiều hoạt động thiết thực để góp phần giảm bớt suy đồi đạo đức trong thanh thiếu niên như: Phật giáo đã tổ chức Gia đình Phật tử tại các chùa, các khóa tu dành cho thanh thiếu niên, các trại hè thanh thiếu niên v.v… nhằm giới thiệu những tấm gương mẫu mực, nếp sống hiền hòa hướng thiện, đạo đức của các bậc trưởng thượng; giới thiệu những nhân tố thành đạt của các bậc thiện tri thức, của các nhà doanh nghiệp, doanh nhân đến với các em.

Các bạn trẻ tham gia lớp Thiền trà tại Thiền Thất _ Viện Phật Học Vạn Hạnh quận Phú Nhuận TPHCM do Thượng tọa Thích Tâm Đức thực hiện.

Từ đó, giúp thế hệ trẻ ngày nay am hiểu được lễ nghi, phải trái, hiếu thuận, nhân – quả, tội – phước… để các em có được nếp sống lành mạnh, văn minh, biết ơn với tổ tiên, ông bà, thầy cô và có trách nhiệm với xã hội.

Dần các bạn trẻ thành phố hướng đến các công tác thiện nguyện, an sinh xã hội – Bạn Huỳnh Thị Thanh Trang thành viên của nhóm từ thiện Lâm Hoa Sanh đang tặng quà tết 2023 đến các em bệnh ung thư tại Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM

Bởi vậy mà đề tài Phật giáo với thanh thiếu niên là một ưu tư sâu đậm cho những ai quan tâm đến lứa tuổi này. Để phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp giáo dục với thanh thiếu niên, chúng ta phải có những chương trình sinh hoạt cụ thể, nhất là chương trình dành cho thanh thiếu niên.

Các bạn trẻ tham gia các Khóa Tu Một Ngày An Lạc tại các Chùa trong TPHCM- Bạn Nguyễn MInh Luân tham gia buổi thính Pháp trong khóa tu

Hơn nữa nội dung giáo dục của chúng ta phải lôi cuốn, hấp dẫn đối với thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của thanh thiếu niên như cần cơm ăn, áo mặc, nước uống vv… Những vấn đề ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày như: dạy làm người, mối quan hệ trong  tình bạn, tình yêu, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ nơi công sở, đồng nghiệp, bạn bè, lý tưởng sống , kỹ năng sống…còn nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta cần quan tâm hơn nữa.

Chính vì thế mà chúng ta cần có một mô hình và chương trình truyền bá chánh pháp cho tầng lớp thanh thiếu niên Phật tử, cung cấp cho họ những kỹ năng và nghệ thuật sống hạnh phúc cũng như nhận thức về giá trị thực của đời người theo tinh  thần Phật giáo. Mô hình này cũng đã được một số các chùa thực hiện trong những năm gần đây.

Tinh thần Bi:

Người trẻ là có nhiều cảm xúc và ham muốn, cái lớn nhất có thể thấy là tham ái. Đối với họ, tình yêu là điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống. Họ dễ dàng yêu đời, yêu người, yêu cảnh. Họ còn trẻ, họ còn thời gian và vì thế mà họ thả lỏng mình chạy nhảy quanh những ham thích. Không biết mình muốn gì nhưng chính họ cũng không nhận ra điều đó, họ đau buồn với cái mình mất đi, họ hân hoan với cái mình có được.

Họ chấp vào cái cảm giác “được” và sợ cái cảm giác “mất”. Vì vậy, họ cố ra sức sở hữu càng nhiều cảm giác “ái” càng tốt, đối với con người và cả sự việc. Nhưng, đến một lúc, có tiếng nói nhỏ thôi từ trong sâu thẳm của họ sẽ cho thấy, họ đang không hạnh phúc. Càng “ái” thì tôi càng không hạnh phúc. Tất cả những cười nói kia chỉ là chốn đông người, nhưng khi về lại một mình, tôi vẫn cảm thấy cô đơn, trống rỗng. Lúc này đây, Phật giáo sẽ giúp họ.

Hạt giống tham ái cấu thành gồm 50% là tham, 50% là ái ( thống kê từ tác giả ) chỉ cần chuyển hoá “ái” hơn 51% trở lên thì người trẻ có xu hướng và cơ hội thực tập tâm từ bi. Tỷ lệ tham càng thấp đi, tỷ lệ ái thuần khiết càng lớn lên, đó chính là cơ hội cho bi phát triển. Tâm từ bi, nói cho thật sâu thì vô cùng, nhưng nói đơn giản có nghĩa là biết yêu thương, cảm thông, có sự rung động của trái tim sâu sắc đối với mọi việc và con người. Thuyết vô thường trong đạo Phật có thể giúp người trẻ chuyển hóa được. Bởi khi thấm nhuần ý nghĩa rằng, mọi thứ trên đời đều không có gì là mãi mãi, tính tham của họ sẽ mất dần đi.

  • Tinh thần Trí:

Đặc trưng của người trẻ là tò mò, ham học hỏi. Việc gì cũng muốn biết, muốn học, muốn gom kiến thức. Tri thức là vô cùng quan trọng, trong những điều răn của Đức Phật, khiếm khuyết lớn nhất của đời người là thiếu hiểu biết. Thế nhưng, không phải cứ có nhiều kiến thức là trở thành người hữu dụng. Kiến thức phải được chuyên sâu, hữu ích cho bản thân và cho xã hội.

Phật giáo sẽ giúp người trẻ phân biệt giữa kiến thức thô mộc và kiến thức có trí tuệ qua khái niệm vô minh. Nếu tìm hiểu sâu về thuyết vô minh, người trẻ sẽ nhận ra rằng, có kiến thức giỏi không đồng nghĩ với trí tuệ sáng suốt. Có nhiều kiến thức, chấp trước vào những gì mình biết, kéo theo những hành động không mang lại lợi ích gì cho người khác, như vậy cũng đã là vô minh.

Vô minh có hai cách hiểu đơn giản, một là thiếu sáng suốt để nhìn vào bản chất của cuộc sống và hai là không nhìn thấy sự vật như nó là. Người trẻ, với kiến thức của mình, kết hợp thực tập giải thoát khỏi vô minh, thì họ sẽ có trí tuệ sáng để làm những việc có lợi cho chính bản thân, biết phân biệt đúng sai, biết đi con đường đúng đắn từ đó đóng góp hữu ích cho cộng đồng.

Các bạn trẻ tham gia các khóa Thiền dạng ngắn và dầng nâng lên dài ngày và chương trình stemble homestay. hình ảnh các bạn trẻ Thiền hành.
  • Tinh thần Dũng:

Ai cũng từng là người trẻ và đều hiểu rằng đặc điểm nổi bật của người trẻ là tính hiếu thắng. Cũng vì hiếu thắng mà người trẻ bất chấp tất cả, đặt cái tôi to lớn của mình làm trung tâm trong mọi hành xử. Thời điểm đó, có thể bản thân họ cũng chưa nhận ra mình hiếu thắng. Họ chỉ biết rằng mình phải vượt lên, mình phải thành công, người khác phải công nhận mình, để rồi bất chấp những rủi ro, hiểm nguy, tổn thương xảy ra cho chính mình.

bạn Trần Minh Quân- tham gia khóa tu gieo duyên lần một tại Chùa Bửu Long Tp Thủ Đức TPHCM

Thế nhưng, ở mặt khác, tính tích cực của những người có tính hiếu thắng là dám nghĩ, dám làm, dám bước về phía trước. Và đó cũng chính là đặc điểm của người dũng cảm. Vậy, làm thế nào để chuyển hóa từ hiếu thắng sang dũng cảm. Đó chính là bỏ cái tôi đi. Và đạo Phật với thuyết vô ngã cũng như nhiều câu chuyện, bài học, phương thức khác nhau sẽ giúp người trẻ bỏ bớt ngã mạn. Bởi một khi thấu hiểu rằng, cái tôi này chẳng thể tồn tại một mình, mà có sự liên kết của tất cả nhân duyên và nhiều con người xung quanh ta thì cái tôi mới có thể tồn tại. Như vậy, nếu vẫn cứ giữ tinh thần dám vượt lên phía trước nhưng biết gạt bỏ cái tôi, thì người trẻ sẽ có tinh thần dũng cảm.

Tuổi trẻ, với tình yêu và lý tưởng đẹp đẽ sẵn có, nếu được thắp sáng và tiếp sức bởi tinh thần bi – trí – dũng thì họ sẽ trở nên bản lĩnh, mạnh mẽ và hữu ích.

Nếu chỉ có trí và dũng mà không có tâm từ bi thì con người dễ ngã mạn, tự cao tự đại, không có lòng cảm thông với tha nhân. Nhưng chỉ có bi mà thiếu trí, dũng thì con người cũng sẽ trở nên yếu đuối, thiếu phương tiện và ý chí để làm việc hữu ích.

Và, chỉ có bi và dũng mà không có trí thì người trẻ thiếu phương tiện để làm việc tốt, không thể phát huy hết khả năng của mình, không biết con đường chánh đạo để đi.

Nếu có trí và bi mà thiếu dũng thì con người thiếu lửa, thiếu sự dấn thân, lúc đó, tất cả những ước mơ hoài bão chỉ dừng lại ở lý thuyết và trí tưởng tượng mà thôi.

Dĩ nhiên, học tập, chuyển hóa, thực hành 3 tinh thần này không phải là việc một sớm một chiều. Có nhiều phương thức cho người trẻ chọn lựa như đọc sách, hành thiền, lắng nghe các bậc tiền bối giải thích, và quan trọng hơn hết là thực hành trong đời sống hàng ngày, từng việc nhỏ, từng phút giây. Khi biết kết hợp nhuần nhuyễn và linh động bi trí dũng, người trẻ đang thật sự hướng đến một cuộc sống tinh tấn và an lành từ bên trong.

Các khóa tu thiền ngắn hạn và dài hạn hiện nay thu hút đông đảo các bạn trẻ, đó là một tín hiệu dễ thấy nhất cho lợi ích của Phật giáo mang lại cho tuổi trẻ. Vì đối với thời đại mà các bạn đang sống hiện giờ, các thông tin mạng xã hội bùng nổ, những giá trị, các nền văn hóa, nhiều xu hướng đều bị pha trộn.

Người ta dễ dàng bày tỏ chính kiến một cách cẩu thả, coi những dòng status facebook là kiến thức, tin sái cổ vào lượng thông tin một chiều của tờ báo lá cải nào đó… từ những suy nghĩ, dẫn đến những lời nói và hành động cực đoan, ảnh hưởng đến công việc, lối sống bản thân.

Những ai sớm nhận biết được cái “khổ” đó, thì Phật giáo xuất hiện như một người Thầy đúng đắn, khởi điểm ban đầu xuất phát từ tâm linh, nhưng với sự tò mò, ham học hỏi của tuổi trẻ, họ tìm hiểu sâu về triết học, các bài luận giảng, những phương pháp rèn luyện giúp nâng cao thể lực và trí tuệ của Phật giáo (như thiền định chẳng hạn). Họ ứng dụng hoàn toàn những điều đó vào cuộc sống thực tại, để có được những cảm xúc cân bằng, tạo được một đời sống an lạc thư thái.

Và điều quan trọng khi một người trẻ có học Phật, họ đóng góp nhiều những giá trị lớn cho xã hội.

 

 

Ngày đăng: 12 Tháng Mười Hai, 2022 người đăng Quí Nguyễn