Bình Dương: Tấn Hương Là Gì? Nên Hay Không Nên Tấn Hương?

Trên đầu của những Tăng, Ni xuất gia theo đạo Phật thường có những vết sẹo tròn, đây là vết tích của việc đốt hương cúng dường chư Phật. Trong Phật giáo lễ này còn được gọi là “Tấn hương” (đốt hương), “Nhiệt đảnh” (Đốt đầu) hay còn gọi là “Đốt Liều”.

Các hình thái khi xuất gia!

Xuất gia không phải là sự chán đời, chạy trốn thế gian. Xuất gia không phải lánh nặng tìm nhẹ, ẩn dương nương Phật mượn đạo tạo đời. Xuất gia không phải vì cầu danh vọng, lợi lộc trong chốn thiền môn. Xuất gia chỉ vì con đường giác ngộ mà đức Phật và các bậc thầy tổ đã đi qua là con đường vững chải, an vui, có khả năng chuyển hoá, giúp chúng ta vượt thoát khỏi nhà lửa ba cõi và không còn bị dòng đời cuốn trôi.

Khi chúng ta quyết trí xuất gia xuống tóc có 3 ý nghĩa trọng đại:

Thứ nhất, theo quan điểm của Phật giáo, tóc đại diện cho vô số phiền não và thói hư tật xấu của con người. Như vậy khi cạo tóc cũng giống như cắt bỏ đi những phiền não và ma tính của con người.

(Trong nghi thức Thế phát tức là cạo tóc – Thầy Bổn sư giải thích ý nghĩa của cạo tóc và để chỏm: Này các con, tóc trên đầu của các con tượng trưng cho phiền não nghiệp chướng, tích tập từ nhiều đời kiếp. Dưới sự chứng minh của Tam bảo, thầy cạo bỏ mái tóc của các con. Mong các con ghi nhớ sự kiện trọng đại trong ngày hôm nay, chuyên tâm tu hành để trút bỏ gánh nặng phiền não tham sân si đã gieo trong quá khứ và hiện tại).

Thứ hai, cạo tóc cũng chính là loại bỏ đi sự kiêu ngạo cùng tất cả những lo toan của thế tục, toàn tâm toàn ý tu hành. Người cổ đại đều rất coi trọng đối với mái tóc, bởi họ cho rằng tóc là do cha mẹ ban cho, cần phải được giữ gìn, không thể làm tổn hại, nếu không sẽ là bất kính đối với cha mẹ. Tuy nhiên, Phật giáo lại yêu cầu đoạn dứt loại tình cảm thân quyến này, vì vậy cần thiết phải cạo tóc.

Thứ ba, cạo tóc là để dễ phân biệt với các giáo phái khác. Vào thời điểm đó, tại Ấn Độ có thể nói là giáo phái mọc lên như rừng, việc cạo tóc có thể giúp người khác nhận ra đó là người tu trong Phật giáo. Bởi vậy, cạo tóc đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trước khi gia nhập Phật môn.

việc cạo tóc của chư Tăng, Ni Phật giáo mang ý nghĩa của sự đoạn trừ phiền não, tham ái, tập chướng, xuất gia làm Sa môn, hướng đến giải thoát. Ngoài ra, việc cạo tóc cũng nhằm loại bỏ sự trang sức, vẻ đẹp bên ngoài, loại bỏ các ký sinh trùng.

Trong Luật Tứ phần 51 ấn định: “Tỳ kheo phải cạo bỏ râu tóc, không được để dài quá hai ngón tay, hai tháng phải cạo một lần”. (phải chăng là không được để râu tóc dài quá 20cm?). Luật Ngũ phần 14 ấn định: “Tỳ kheo Ni , Thức xoa ma na, Sa di Ni mỗi nửa tháng phải cạo tóc một lần”.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, trong các Đại Giới đàn, sau khi thọ giới Bồ tát, hầu hết chư Tăng, Ni đều tự nguyện để 3 đốm nhang (có thể là 6 đốm hay 9 đốm – ở Việt Nam phổ biến nhất là 3 đốm) cháy trên đầu thành sẹo suốt đời, trong ý nghĩa cúng dường Tam Bảo và là bước đầu thực hiện hạnh nguyện Bồ Tát.

Có một số cư sĩ nhân lễ này thọ giới Bồ Tát tại gia, cũng phát nguyện đốt hương như các vị Tăng, Ni. Sự việc này được gọi là đốt hương cúng dường. Ba đốm hương tượng trưng cho:

1/ Lòng kính tin Tam Bảo.

2/ Ba thệ nguyện là đoạn trừ tập nhiễm và ý nghĩ xấu, vun trồng thiện nghiệp, thủ đắc trí tuệ để giúp người khác thoát khổ.

3/ Sự tu tập giới, định, tuệ. (Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng để cho da thịt cháy như vậy là không cần thiết và có hại cho sức khỏe.

Cạo tóc, đốt nhang trên đầu dĩ nhiên không quan trọng bằng sự thể hiện cái nội dung cốt lõi mà hai điều này tượng trưng. Đó là cái tâm đoạn trừ phiền não, ly tham, kính tín Tam bảo, kiên trì tu tập, tinh tấn trong giải thoát, là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo trong các đại giới đàn trao truyền giới pháp cho Tăng Ni và các Phật tử phát tâm thọ trì giới Bồ tát.Nhưng cũng tùy theo giới đàn, có giới đàn tổ chức có giới đàn không tổ chức Nghi thức Tán Hương và khi có tổ chức thì trước tiên là Ban tổ chức liên hệ với bộ phận Y tế để tham khảo việc đảm bảo sức khỏe cho vị thọ bồ tát giới.

Tấn hương – đốt liều là sự tự giác, phát nguyện đốt thân cúng dường của giới tử nên không bắt buộc. Khi tấn hương, tất nhiên người phát nguyện đốt thân phải trải qua cảm giác rất đau đớn vì da thịt bị đốt cháy liên tục trong hơn nửa giờ. Nhưng vì đó là một đại nguyện, một dấu ấn quan trọng trong đời tu, quyết xả bỏ thân mạng để “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” nên các giới tử kham nhẫn chịu đựng và vượt qua.Tấn hương – đốt liều là sự tự giác, phát nguyện đốt thân cúng dường của giới tử nên không bắt buộc. Tuy vậy, trong không khí trang nghiêm của giới đàn cùng với hùng lực sung mãn của sơ tâm nên có rất nhiều giới tử phát tâm tấn hương – đốt liều sau đàn giới Bồ tát.

Thường thì người phát tâm tấn hương tự nguyện đốt từ một liều hoặc ba liều hoặc nhiều hơn trên đỉnh đầu. Sau khi tấn hương xong, liều hương sẽ cháy thủng một phần da đầu, về sau để lại những vết sẹo hình chấm tròn trên đỉnh đầu rất ấn tượng.Tấn hương có căn nguyên từ tinh thần phát tâm Đại thừa, thực hành Bồ tát đạo trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền. Vì mục tiêu thành Phật, cứu độ chúng sanh nên vị Bồ tát quyết không tiếc thân mạng, xả thân vì đạo. Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới nói: “Thấy người sau mới học Bồ tát giới, có người từ xa hàng trăm ngàn dặm, lại cầu kinh luật Đại thừa, nên như pháp nói hết thảy các hạnh tu khổ hạnh, hoặc thiêu thân, thiêu tay, thiêu ngón tay, nếu như không thiêu thân, tay, ngón tay cúng dường chư Phật, thì không phải là người xuất gia tu hạnh Bồ tát” (Khinh cấu giới-16). Kinh Pháp Hoa tán thán hạnh đốt thân cúng dường Phật của Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến v.v…

Tấn hương là một nghi thức biểu thị ý chí khao khát học hạnh Bồ-tát, nguyện hiến trọn cuộc đời mình phục vụ đạo pháp và cuộc sống con người. Người phát tâm tấn hương có thể đốt 1 chấm, 3 chấm, 6 chấm, 9 chấm hay 12 chấm trên đỉnh đầu tùy theo tâm nguyện của mỗi người. Ở Việt Nam phổ biến nhất là 3 liều.

Vì vậy, số lượng chấm hương nhiều hay ít không nói lên thứ bậc hay phẩm đức của các vị Tăng, Ni. Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông, việc phát nguyện tấn hương diễn ra sau khi các đệ tử tu theo đạo Phật thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát giới. Còn đối với Phật giáo Nam Tông (tiểu thừa) không có truyền thống đốt hương này.

Lúc đốt hương, các vị Tăng, Ni ngồi ngay thẳng, nghiêm trang trước bàn thờ Phật, có những nhân viên y tế đo và đánh dấu trên đầu trước để tránh trúng mạch máu và dây thần kinh gây nguy hiểm cho bản thân. Viên hương tròn được bỏ lên đầu của mỗi người làm từ bột trầm hương và lá ngải cứu. Trầm để cho thơm và dễ cháy, còn ngải cứu là vị thuốc chống nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.

Những đốm hương trên đầu Tăng, Ni biểu trưng cho lòng kính tin Tam Bảo; ba thệ nguyện là đoạn trừ tập nhiễm và ý nghĩ xấu, vun trồng thiện nghiệp, thủ đắc trí tuệ để giúp người khác thoát khổ và sự tu tập Giới, Định, Tuệ.

Nguồn gốc những đốm hương (dấu sẹo tròn) trên đầu Tăng, Ni

Ở Trung Quốc, thọ giới – đốt liều xuất hiện vào đời Nguyên (thế kỷ 13). Theo sách Trung Quốc Phật giáo ghi: “Triều đình vì muốn phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và các vị Tăng Lạt ma cho nên sắc lịnh cho ba giới đàn lớn nhất của Trung Quốc bấy giờ là Giới đàn chùa Giới Đài ở Bắc Kinh, Giới đàn chùa Khai Nguyên ở Tuyền Châu, Giới đàn chùa Đài Khánh ở Hàng Châu, lấy lệ thọ Bồ tát giới phát nguyện tấn hương chế thành luật, khi truyền Bồ tát giới phải tấn hương cho giới tử, để lấy đó làm sự phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và Tăng chúng Lạt ma”. Ở Việt Nam, theo Việt Nam Phật giáo sử lược: “Thiền sư Nguyên Thiều vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) sang Quảng Đông thỉnh ngài Thạch Liêm và các vị danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ”, và từ giới đàn này luật thọ Bồ tát giới tấn hương cho Tăng Ni được truyền vào Việt Nam và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay.

Có thuyết nói, Vào thời đó, có vị Hòa thượng tên Chí Đức (1235-1322) được Hoàng đế Hốt Tất Liệt hết mực coi trọng. Để thể hiện lòng thành kính tín ngưỡng đối với Phật Pháp, hòa thượng này đã dùng hương nóng chấm lên đỉnh đầu, tạo nên các chấm đen. Hành động này của ông lập tức nhận được sự tán thưởng của Hoàng đế. Sau này trong khi truyền giới, Hòa thượng Chí Đức quy định người thọ giới Sa di sẽ chịu 3 chấm hương, thọ giới Tỳ kheo chịu 12 chấm hương, giống như một lời thề tuân thủ suốt đời. Theo thời gian, phong tục này trở nên thông dụng và được lưu truyền về sau, trở thành một biểu trưng cho thân phận.

Đây có thể được coi là một tập tục không tốt làm tổn hại thân thể, là “đặc sản” của văn hóa Phật giáo ở đất người Hán. Từ đây chúng ta cũng có thể thấy, Phật giáo phát triển đến giai đoạn sau này, “tín ngưỡng đại chúng” có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với những “tinh anh văn hóa” được truyền thừa bởi một số ít các nhà tư tưởng (nhà Phật học).

Về việc đốt hương trên đầu Tăng, Ni có nhiều quan điểm cho rằng việc này không cần thiết và còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Năm 1983. Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc có văn thư bảo rằng đốt nhang trên đầu không có nguồn gốc trong Phật giáo và có hại cho sức khỏe, từ nay nên bỏ đi.

Còn đối với Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) không có truyền thống đốt hương này. Việc đốt này có từ bao giờ thì hiện nay vẫn chưa một ai xác định được nhưng ai cũng biết rõ truyền thống này truyền từ Phật Giáo Trung Hoa vào Việt Nam đã rất lâu.

Điều đặc biệt khiến người đốt quên đi nỗi đau xác thịt là nhờ sự đồng thanh niệm danh hiệu Phật và trì tụng thần chú của quý chư Tăng, Ni, Phật tử… hòa cùng âm thanh của chuông trống Bát Nhã vang khắp căn phòng.

Viên hương tròn được bỏ lên đầu của mỗi người làm từ bột trầm hương và lá ngải cứu. Trầm để cho thơm và dễ cháy, còn ngải cứu là vị thuốc chống nhiễm trùng và nhanh lành vết thương.

Hai thứ này trộn lại, vo tròn, quấn trong tờ giấy mỏng hút thuốc lá bằng hạt bắp, phía dưới được làm to ra bằng móng tay út, phần trên vấn lại nhọn để làm ngòi khi thắp lửa. Thời gian đốt khoảng 15 phút.

Có những nhân viên y tế đo và đánh dấu trên đầu trước để tránh trúng mạch máu và dây thần kinh tránh gây nguy hiểm, bên cạnh còn có những người phụ giúp xem hương cháy được chừng nào và có ai bị xỉu, bị chảy máu…hay không.

Theo sự tham khảo của Nhị vị Hòa thượng: Hòa Thượng Thích Minh Thông- Trụ Trì Chùa Huê Nghiêm ( Bình Tân ) / Hòa thượng Thích Lệ Trang-Trưởng Ban Nghi lễ TƯ, Trưởng Ban Tri sự Phật giáo TPHCM.

Ngày đăng: 16 Tháng Mười Hai, 2022 người đăng Quí Nguyễn