TPHCM: Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và chương trình hành động 2023.
TT PG Bình Dương- Chiều 29/12/2022, các đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương, phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ mội trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đã có 02 bài tham luận tiêu biểu trong đó bài tham luận của Phó Ban Trị sự, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo TPHCM- Thượng tọa Thích Thiện Quý – tham luận với chủ đề: “Bảo vệ môi trường – xây dựng Thành phố xanh – sạch – đẹp”.
Đến dự có: bà Trần Kim Yến, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh; bà Phạm Thanh Tuyền, Phó Trưởng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Trần Xuân Điền, Phó Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố; đại diện 33 tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố…
Về phía Tôn giáo có: Hòa thượng Thích Thiện Tâm- Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Hòa thượng Thích Lệ Trang- Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TPHCM; Thượng tọa Thích Thiện Quý- Phó Ban Trị sự, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo TPHCM, cùng chư Tôn đức các Tôn giáo Bạn đồng tham dựTại Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp phát huy vai trò Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch MTTQVN TPHCM Trần Kim Yến khẳng định, đây là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết của các đại biểu sẽ làm rõ hơn những kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động và đưa ra những giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.Chủ tịch Trần Kim Yến đề nghị Tổ Thư ký tiếp thu đầy đủ ý kiến tham luận nhằm bổ sung thêm vào dự thảo báo cáo, trên cơ sở này đề ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò, nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới. Tất cả chúng ta phải đồng tình đồng thuận luôn luôn tuyên truyền ý nghĩa công tác môi trường là bảo về sự sống của chúng ta, chúng ta cùng chung tay bảo về sự sống của chính mình và nhân rộng và lan tỏa hành vi tốt đẹp trong cuộc sống hằng ngày.Bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR), CTR công nghiệp, chất thải nông nghiệp, rác thải công nghiệp, nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề…Để phát huy vai trò toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, trong những năm qua Ban Thường trực Sở Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động phối hợp với các ngành, các tổ chức thành viên tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường; vận động hướng dẫn tổ chức cho nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường ở các địa bàn dân cư; tuyên truyền và tôn vinh những mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.
Đến nay, 24/24 quận, huyện đều xây dựng kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt, vai trò của các tổ chức Tôn giáo ngày càng được nâng cao, ý thức cho mọi người dân về bảo vệ môi trường sống, xanh, sạch, đẹp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch được duy trì.Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho rằng trong thời gian tới, Sở Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh cần phối hợp mạnh mẽ hơn với Thường trực UB MTTQ VN Thành phố Hồ Chí Minh và các ban, ngành thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở thờ tự Tôn giáo trên địa bàn thành phố; Tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong các cơ sở thờ tự và trên toàn địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, vận động, kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp các nguồn lực vật chất và tinh thần của các tổ chức, tín đồ các Tôn giáo tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại cộng đồng dân cư.“Qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình đã góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong đồng bào Chăm trên địa bàn, bà con đã ý thức được trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng đồ dùng tiết kiệm năng lượng, hạn chế việc sử dụng bao nylong, chất thải nhựa, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp đúng theo hướng dẫn và quy định”, ông Thạch Nghi Xuân phát biểu.Ông Nguyễn Thanh Sơn- Phó Chánh Hội trưởng Tịnh độ Cư sĩ TƯ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh suy thoái môi trường và thách thức của biến đổi khí hậu hiện nay, Với thông điệp “Sống hòa hợp giữa con người với thiên nhiên,” giáo hội Tịnh Độ Cư sĩ đã kêu gọi sử dụng năng lượng tiết kiệm, không gây hại môi trường. Ta đối xử với môi trường thiên nhiên như thế nào, thì môi trường thiên nhiên sẽ đáp trả tương ứng. Cá nhân và cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ đời sống cộng đồng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Để tiếp tục huy động sự vào cuộc của các Tăng, Ni, Phật tử tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Thượng tọa Thích Thiện Quý- Phó Ban Trị sự, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo TP HCM cho rằng chính quyền, cơ quan chức năng cần vào cuộc để có biện pháp đối với việc sử dụng vàng mã bừa bãi trên phố; cần sớm có quy trình, quy định và thực hiện thực chất việc thu gom, vận chuyển rác có phân loại khi các hộ dân đã thực hiện phân loại rác tại nguồn; đồng thời cần tăng cường vận động, khuyến khích việc hỏa táng, tạo môi trường sống trong lành cho người dân.Tiếp theo, các vị lãnh đạo Trung ương và Thành phố đã chứng kiến nghi thức ký kết thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố với 33 tổ chức tôn giáo giai đoạn 2022 – 2026. Đồng thời, tổ chức tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Quí Nguyễn
Thường trực Ban biên tập