Bình Dương: Lễ cúng dường Pháp Y và hoạt động thả giống thường niên tái tạo nguồn lợi thủy sản
TT PG Bình Dương: Từ lâu, dâng y cúng dường đã trở thành truyền thống thiêng liêng đối với người Phật tử. Truyền thống tốt đẹp này đã có từ thời Đức Phật còn tại thế. Tuy nhiên, không phải có ngay từ những ngày đầu thành lập Tăng đoàn, sáng ngày 3/12/2023 tại chùa Long Thắng (xã Thạnh Hội, Tp Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ dâng Pháp Y lên kim thân đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và hoạt động thả giống thường niên tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, cùng với sự khai thác quá mức của con người, nguồn tài nguyên thủy sản ở sông ngòi, kênh rạch cũng đang đối diện nhiều thách thức đáng lo ngại, đặc biệt là tình trạng suy giảm, suy kiệt của nhiều loài thủy sản.
Buổi lễ có sự quang lâm tham dự của Đại đức Thích Tâm Thông – Trụ trì chùa Long Thắng, cùng chư Tôn đức Tăng và quý Phật tử tham dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại đức Thích Tâm Thông – chia sẻ “Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản là một trong những biện pháp nhằm phục hồi, tái tạo lại nguồn thủy sản đang bị suy giảm. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các Tăng Ni, Phật tử trong công tác tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không xã rác ra kênh rạch, phân loại rác từ nguồn, yêu thiên nhiên và tạo môi trường kênh rạch trong xanh là điều nên khuyến khích”.
“Hơn thế nữa, thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản như việc “phóng sinh” các loài thủy tộc trong Phật giáo, được Tăng Ni Phật tử chùa Long Thắng thực hiện thường xuyên vào các dịp lễ lớn, như Đại lễ Phật đản, Đại lễ Vu lan, Đại lễ Phật thành đạo, vía Quan Thế Âm, …Đây là hoạt động xuất phát từ lòng từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài, môi trường sống xung quanh chúng ta, ngay tại nơi chúng ta tu tập, tại ngôi nhà khu xóm càng xanh tươi, sạch đẹp thì thật đáng quí và đáng để chúng ta thực hiện bảo vệ và gìn giữ hằng ngày lâu dần thành thói quen”
“Hôm nay, quý Phật tử tề tựu về chùa, tham dự lễ cúng dường Pháp Y lên Đức Phật, để tưởng nhớ đến Ngài khi Đản sinh cũng nơi rừng cây, khi thành đạo cũng ở rừng cây và Niết bàn cũng ở rừng cây điều đó cho Phật tử chúng ta thấy rằng sự gần gũi của Phật với thiên nhiên…do đó Phật tử chúng ta, tu tập ở môi trường thiên nhiên nơi khuôn viên chùa hoặc ở nhà phải quán sát và trở về với chính mình, với hơi thở ra vô và chánh niệm tỉnh giác, với đi khẽ cười duyên, trong môi trường thiên nhiên hoàn toàn trong lành, kể cả ở chùa và ở tại nhà thì Phật tử chúng ta đang học theo đức Phật xây dựng nên một tây phương cực lạc thời hiện tại” Đại đức Thích Tâm Thông khẳng định.
Quí Nguyễn Thường trực Ban biên tập