Thường trực Hội đồng Trị sự gửi các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành phố về việc gửi số liệu thống kê chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni trụ trì
Tăng – Ni là người thay Phật truyền bá chánh pháp; là một trong ba ngôi báu. Vai trò của Tăng quyết định sự thịnh suy của Phật giáo. Vì thế, Giáo hội và Ban Tăng sự Trung ương cần quản lý “đầu vào” để tuyển chọn những người “thật tu, thật học” kế thừa sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh.
Giáo hội Phật giáo Việt nam được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981, từng bước củng cố, phát triển, lớn mạnh về mọi mặt, luôn thể hiện tinh thần “hộ quốc an dân” và thực hiện theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”. Với sự phát triển ấy, Giáo hội gồm có 13 Ban, Viện Trung ương và đã thành lập được tất cả 63 Ban Trị sự tỉnh, thành trong cả nước.
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 50.000 Tăng Ni; và gần 20.000 cơ sở tự viện. Qua số liệu này cho thấy mỗi năm số lượng Tăng Ni, tự viện đều tăng. Đây là tín hiệu hoạt động hiệu quả của các cấp Giáo hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nhiều tình trạng am thất tự phát, nạn giả sư có mặt khắp nơi… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt nam nói riêng.
Để quản lý Tăng Ni, tự viện hiệu quả hơn trong thời đại số 4.0 ta cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Vai trò của vị trụ trì
Trụ trì giữ một vai trò quan trọng trong việc “tiếp tăng độ chúng” và “hoằng dương Phật pháp” tại địa phương. Vị trụ trì như vị lãnh đạo “Giáo hội thu nhỏ”. Nếu vị trụ trì hoạt động hiệu quả, thì Giáo hội phát triển mạnh. Vì thế, khi bổ nhiệm trụ trì, cần phải xem xét Tăng Ni có đủ “tâm và tầm” hay “tài và đức” để tổ chức điều hành Phật sự tại cơ sở. Theo điều 43, mục 1 của Nội quy Ban Tăng sự Trung ương quy định: “Việc bổ nhiệm Trụ trì cần có sự lựa chọn những Tăng, Ni với những tiêu chuẩn như sau: Về Phật học, có trình độ Tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên; về thế học, tốt nghiệp Phổ thông Trung học (tú tài) trở lên; về mặt đạo, đã thọ giới Tỳ kheo ít nhất là 5 năm (hoặc có hạ lạp từ 5 năm) trở lên, có tăng phong phẩm hạnh”.
Thiết nghĩ, trong thời đại đất nước đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta cần nâng cao trình độ của vị trụ trì để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Xin kiến nghị Giáo hội và Ban Tăng sự Trung ương bổ nhiệm cho vị trụ trì có trình độ Phật học từ Cao đẳng hoặc cử nhân và có hạ lạp từ 10 năm trở lên trừ trường hợp đặc biệt thì có thể sớm hơn.
Để giúp cho vị trụ trì quản lý và điều hành tốt Phật sự tại cơ sở tự viện, hằng năm chúng ta cần tổ chức thêm các khóa bồi dưỡng hành chánh và nghiệp vụ cho vị trụ trì; các khóa tập huấn kỹ năng hoằng pháp, tổ chức các khóa tu…
Quản lý Tự viện
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 50.000 Tăng Ni; và gần 20.000 cơ sở tự viện. Trong số các tự viện đó, còn rất nhiều tự viện chưa được bổ nhiệm trụ trì. Chúng ta cần phải xem xét chọn những Tăng Ni “tài đức” bổ nhiệm trụ trì để có người quản lý điều hành, hướng dẫn tín ngưỡng tại cơ sở. Vì sự hưng thịnh và phát triển lâu dài của Phật giáo, chúng ta không nên phân biệt Tăng Ni “vùng miền”, nếu vị nào có tâm phụng sự hãy tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Hiện nay, nhiều tỉnh thành phía Bắc có ít Tăng Ni nhưng số lượng tự viện rất nhiều, có nhiều vị trụ trì đến vài tự viện, vài chục tự viện…Trụ trì nhiều tự viện thì khó thể quản lý và điều hành tốt các cơ sở ấy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo chính phủ, ở Việt Nam có rất nhiều tôn giáo đang hoạt động, nếu chúng ta không quan tâm đến vấn đề trên thì trong tương lai gần số lượng tín đồ Phật giáo sụt giảm là điều không tránh khỏi.
Nếu tạo điều kiện thuận lợi bổ nhiệm cho Tăng Ni các cơ sở chưa có trụ trì, sẽ giảm bớt tình trạng am thất tự phát.
Đối với vấn đề am thất tự phát, Giáo hội các cấp không nên mạnh tay dẹp bỏ, phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Thiết nghĩ, chúng ta nên dựa trên hai tiêu chí, thứ nhất Tăng Ni phải được đào tạo “trường lớp”, có tinh thần phụng sự Phật pháp và nhu cầu tín ngưỡng tại địa phương ấy. Nếu thỏa hai yêu cầu đó, các cấp Giáo hội nên kết hợp với chính quyền tạo điều kiện cho Tăng Ni, để vừa có cơ sở mới để hoằng dương Phật pháp vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào địa phương.
Nếu chúng ta ngăn cấm và loại bỏ am thất tự phát, thứ nhất những Tăng Ni này sẽ không đồng hành với các Phật sự tại địa phương, nhiều khi còn bức xúc với Giáo hội; thứ hai khi luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, Tăng Ni có thể “đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc”. Để họ tự sinh hoạt, đăng ký hoạt động tôn giáo tập trung thì các cấp Giáo hội còn khó quản lý điều hành tốt Phật sự tại địa phương hơn nữa.
Theo văn bản Thường trực Hội đồng Trị sự gửi các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành phố về việc gửi số liệu thống kê chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni trụ trì.
Số liệu gữi về: vp1giaohoi@gmail.com trước 15/6/2023 trên thư ghi tiêu đề Dữ liệu chùa, cơ sở tự viện.
Dưới đây và văn bản đính kèm.
CV 211 gửi BTS các tỉnh thống kê chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni trụ trì_0001-pages-1
CV 211 gửi BTS các tỉnh thống kê chùa, cơ sở tự viện và Tăng Ni trụ trì_0001-pages-2
Quí Nguyễn
Thường trực Ban biên tập